“Độ” card đồ họa rời để "chiến" game trên MacBook Air
Một thành viên diễn đàn quốc tế đã đăng tải thành công của anh sau khi DIY chiếc MacBook Air để sử dụng card đồ họa rời. Kết quả được anh cảnh báo: “Không dành cho người yếu tim”.
- Apple cập nhật phần mềm giúp sửa nhiều lỗi nghiêm trọng trên MacBook Air
- So sánh thời lượng pin của Macbook Air 2013 và các Ultrabook chạy Windows 8
- 5 cài đặt hữu ích cho người dùng Macbook Air 2013
MacBook Air thuộc dòng máy tính “siêu di động” của Apple vẫn được biết đến với kiểu dáng mảnh mai khuyến rũ. Để làm được điều đó, rõ ràng nhà sản xuất phải hi sinh rất nhiều đến cấu hình và từ trước đến nay chưa có một chiếc MacBook Air nào được tích hợp card đồ họa rời.
Không chịu khuất phục, Larry Gadea, một thành viên tại diễn đàn công nghệ cao Inferno đã tạo ra một thiết kế độc đáo trong đó anh kết nối card đồ họa rời với chiếc MacBook Air 11-inch thông qua loạt bộ điều khiển tích hợp.
Larry Gadea đã sử dụng bộ chuyển đổi cổng Thunderbolt – Express Card sau đó kết nối tiếp với bộ chuyển đổi Express Card – PCI-Express và cuối cùng là tín hiệu được xuất ra một màn hình tương thích với Windows. Kết quả cuối cùng trong thử nghiệm khá cồng kềnh nhưng với đam mê của một game thủ thì việc mang lại trải nghiệm chơi game tuyệt vời là điều quan trọng nhất.
Trong bài viết của anh tại diễn đàn có đăng tải chi tiết tốc độ khung hình và điểm chuẩn của nhiều tựa game khủng khi thử nghiệm. Kết quả cho thấy trong những thử nghiệm hiệu suất mang lại thông qua card đồ họa rời gấp gần 7 lần so với card Intel HD 5000 tích hợp. Một lưu ý nữa là mặc dù phải sử dụng Boot Camp để chạy Windows vì do yêu cầu của chương trình điều khiển card đồ họa nhưng việc chơi game trên MacBook Air là hoàn toàn khả thi.
Các thiết bị khá dễ dàng tháo lắp do được chuyển đổi qua các cổng kết nối (plug) thay vì phải cắt, hàn… Giải pháp này sẽ đặc biệt hữu ích cho các game thủ với mong muốn chơi game trên laptop (thông qua màn hình ngoài) nhưng vẫn muốn dùng chung với một thiết bị xách tay nhỏ gọn. Giải pháp này không chỉ dành riêng cho MacBook Air mà còn tương thích với các thiết bị Mac có cổng Thunderbolt khác bao gồm iMac và tới đây là Mac Pro.
Một giải pháp khác đó là tích hợp tất cả các linh kiện trên vào trong một thiết bị mà nhóm đã thực hiện. Đương nhiên muốn thương mại hóa cũng không hề đơn giản khi các yêu cầu từ phía Intel/Apple. Tuy nhiên nếu bạn có đam mê có thể theo dõi hướng dẫn chi tiết tại đây.
Video kết quả:
Thông số kỹ thuật trong thử nghiệm:
- Macbook Air Mid 2013 11-inch
- Intel Core i7 1,7 GHz– 4650U (Cao cấp nhất trong các Macbook Air cơ bản)
- RAM 8GB DDR3 1600 MHz
- Đồ họa tích hợp Intel HD 5000 1024 MB
- SSD Apple 512GB
- Intel Core i7 1,7 GHz– 4650U (Cao cấp nhất trong các Macbook Air cơ bản)
- RAM 8GB DDR3 1600 MHz
- Đồ họa tích hợp Intel HD 5000 1024 MB
- SSD Apple 512GB
Thiết bị mua thêm:
- Sonnet Echo ExpressCard Pro (134 USD) giúp chuyển đổi từ cổng Thunderbolt 10Gbps sang cổng ExpressCard 5Gbps cần thiết cho PE4L về sau. Đây là thiết bị đắt tiền nhất bởi các thiết bị liên quan đến cổng Thunderbolt đều khá “chát”
- Bộ chuyển Express Card sang PCI-Express (70 USD)
- Cable Thunderbolt (36 USD)
- Nguồn điện 400W (20 USD)
- Tự làm eGPU 1.x (25 USD)
- Card đồ họa thử nghiệm với nVIDIA GTX 570
- USB để cài Boot Camp chạy Windows 7
- Bộ chuyển Express Card sang PCI-Express (70 USD)
- Cable Thunderbolt (36 USD)
- Nguồn điện 400W (20 USD)
- Tự làm eGPU 1.x (25 USD)
- Card đồ họa thử nghiệm với nVIDIA GTX 570
- USB để cài Boot Camp chạy Windows 7
Tham khảo: Techinferno