Lời giải thích cho những ứng dụng rác bị cài sẵn trên máy tính của bạn
Lợi nhuận trên hết.
- OnGame tung loạt sản phẩm đa nền tảng mới, đánh sâu vào thị trường công nghệ cao
- [GenK tư vấn] Mua laptop sao cho tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích
- [GenK tư vấn] Xây dựng cấu hình tiết kiệm và hiệu quả cho dân văn phòng
- [GenK tư vấn] Những kinh nghiệm cần thiết cho người lần đầu mua máy tính
>> Đọc thêm: MacBook Pro là chiếc máy tính...Windows ổn định nhất
Những phần mềm rác được cài sẵn trên laptop của người dùng.
Kiếm thêm bằng mọi giá
Đến đây hẳn bạn sẽ băn khoăn lý do vì sao các nhà sản xuất không lắng nghe phản hồi của người dùng và gỡ bỏ những phần mềm dùng thử như Norton Anti-virus, các thanh công cụ...ra khỏi hệ thống. Đó là bởi vì chính họ được nhà phát triển phần mềm trả tiền để cài chúng trên máy. Có thể họ vẫn biết rõ ràng đấy là những phần mềm vô dụng nhưng vì lợi nhuận, họ vẫn chấp nhận cài chúng lên máy tính người dùng mà không quan tâm gì tới trải nghiệm mà khách hàng của họ sẽ trải qua. Microsoft hiện vẫn bán các máy tính có “chữ ký Microsoft" ( Microsoft signature) tại các store của họ. Đây là các laptop "sạch hoàn toàn", không bị cài các ứng dụng rác như các laptop mà OEM bán cho khách hàng của họ. Những máy tính có “chữ ký Microsoft" này được bán với giá đắt hơn tới 100 USD so với các laptop của OEM. Thử tưởng tượng gã khổng lồ này "ăn lời" to như thế nào khi họ vừa thu tiền bản quyền Windows, vừa thu thêm tới 100 USD chỉ để máy tính của khách hàng không bị cài ứng dụng rác - điều mà người dùng rõ ràng hoàn toàn không đáng phải chịu đựng.
Microsoft từng quảng cáo rằng các laptop có “chữ ký Microsoft" cho tốc độ cao hơn rất nhiều so với các PC thông thường. Đáng tiếc là có lẽ vì nhận thấy sự "hố" của mình, họ đã loại bỏ quảng cáo này tuy nhiên bạn vẫn có thể xem lại quảng cáo tại đây. Dựa vào các bài test của Microsoft với 6 chiếc laptop Windows 7 khác nhau, việc loại bỏ các phần mềm rác khỏi máy sẽ giúp cho máy khởi động nhanh hơn trung bình 40%. Một khảo sát năm 2009 cũng cho rằng các ứng dụng này có thể khiến máy phải mất thêm 1 phút để khởi động. Thậm chí có mẫu laptop của Acer còn khiến máy mất thêm 2 phút để khởi động.
Loại bỏ
Nếu bạn muốn thoát khỏi đống phần mềm vô ích được cài sẵn trên máy tính của mình mà không muốn trả thêm 100 USD cho Microsoft, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Gỡ bằng tay: Bạn hoàn toàn có thể gỡ bỏ các ứng dụng được cài sẵn này bằng cách sử dụng trình gỡ bỏ ứng dụng của Windows trong Control Panel. Điều bạn cần biết khi sử dụng phương pháp này là bạn cần biết nên gỡ ứng dụng nào và nên giữ lại ứng dụng nào, bởi có một số ứng dụng sẽ liên quan đến phần cứng của bạn.
- Dùng phần mềm ngoài: Bạn cũng có thể các tiện ích ngoài như PC Decrapifier để loại bỏ các ứng dụng rác. Chương trình này sẽ tự động quét và gỡ các phần mềm mà nó nhận diện đó là rác. Tuy nhiên, PC Decrapifier không phải hoàn hảo và nó không thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các phần mềm rác trên máy.
- Cài lại HĐH: Đây có thể coi là cách mất công nhưng cũng triệt để nhất. Dùng phương pháp này, bạn sẽ phải tốn thời gian cài lại Windows, sau đó có thể sẽ phải cài lại trình điều khiển phần cứng.